Tháng mười 15, 2024
Trang chủ » Sức Khỏe » Thai trứng là gì? Cách điều trị thai trứng
thai-trung-la-gi-2

Thai trứng là gì

Thai trứng là một trong những bệnh lý bất thường có thể gây ảnh hưởng đến bào thai hoặc sức khỏe phụ nữ. Vì thế, việc phát hiện và điều trị thai trứng sớm là điều rất cần thiết. Vậy thai trứng là gì? Hãy cùng inspiration-of-the-nation.com tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé.

I. Thai trứng là gì?

Chửa trứng hay thai trứng là do dự phát triển không bình thường của rau thai
Thai trứng là tình trạng phát triển không bình thường của rau thai. Theo đó, một phần rau thai phát triển quá nhanh dẫn đến bị thoái hóa thành các túi chứa dịch. Những túi chứa dịch này sẽ liên kết với nhau ở tử cung, ngăn cản sự phát triển của bào thai.

Thai trứng được phân thành 2 loại là thai trứng hoàn toàn, thai trứng bán phần. Cụ thể như sau:

  • Thai trứng hoàn toàn: không có sự xuất hiện của thai nhi, gai phình to khiến mạch máu lông rau biến mất, tế bào nuôi tăng nhanh chóng.
  • Thai trứng bán phần: vẫn có sự xuất hiện của thai nhi hoặc 1 phần thai nhi. Gai nhau phần lớn đã biến thành túi nước, phần còn lại thì vẫn bình thường.
Dựa vào vi thể, thai trứng cũng được chia thành 2 loại là thai trứng ác tính, thai trứng lành tính.
  • Thai trứng ác tính: lớp hợp bào mỏng, có thể bị phá vỡ, niêm mạc vùng tử cung bị xâm lấn, thâm nhập sâu vào bên trong có thể gây chảy máu trong ổ bụng.
  • Thai trứng lành tính: lớp hợp bào vẫn còn, tử cung không bị lớp đơn bào xâm lấn.

II. Nguyên nhân của thai trứng

Nguyên nhân chính của bệnh lý thai trứng là gì? Đó là do việc thu tinh bất thường có thể dẫn đến túi dịch phát triển thay vì thai nhi phát triển như thông thường.
Trong quá trình thụ thai, nhiễm sắc thể tinh trùng và trứng sẽ kết hợp để hình thành nên bào thai. Tuy nhiên, thai trứng lại không có sự tồn tại của nhiễm sắc thể mẹ hoặc nhiễm sắc thể này không hoạt động, dẫn đến tình trạng nhân đôi nhiễm sắc thể bố.
Ngoài ra, những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến việc thai trứng, đó là:
  • Độ tuổi phụ nữ mang bầu: thai trứng thường xuất hiện ở những người dưới 20 tuổi hoặc lớn hơn 35 tuổi.
  • Đã từng sảy thai, hoặc có tiền sử thai trứng: những người không may bị thai trứng lần đầu cũng có nhiều khả năng mang thai trứng lần 2. Theo thống kế, trung bình 100 phụ nữ thai trứng sẽ lặp lại ở lần 2.
  • Trường hợp thai trứng toàn phần có thể là do chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, thiếu vitamin A và mỡ động vật.

III. Dấu hiệu nhận biết thai trứng

Rong kinh là một trong những biểu hiện của thai trứng
  • Rong huyết: đây là dấu hiệu thường gặp nhất của thai trứng, xảy ra khi trễ kinh vài tuần, thường xảy ra từ tuần thứ 6 đến tuần 16 của thai kỳ. Máu âm đạo có thể nhiều hoặc ít, thường là màu bầm đen, đôi khi đỏ tươi hoặc loãng, rong huyết nhiều ngày.
  • Nghén nặng: tình trạng nôn nhiều, kéo dài kèm theo tình trạng mệt mỏi, xanh xao, cơ thể đôi khi bị phù. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, dấu hiệu này có thể nhầm là dọa sảy thai.
  • Vùng bụng dưới cảm thấy đau, nặng.
  • Tăng huyết áp, tăng đạm niệu.
  • Có khoảng 50% trường hợp tử cung to ra nhanh hơn so với tuổi thai; số còn lại tử cung phát triển bình thường hoặc có thể nhỏ hơn do thai trứng phát triển.
  • Ở giai đoạn giữa thai kỳ: không thấy thai, tim thai.
  • Với trường hợp mắc thai trứng toàn thần, triệu chứng thiếu máu xuất hiện rõ rệt, chiếm khoảng 54%. Do thiếu máu nên thai phụ mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, xanh xao.
  • Cường giáp: lo lắng, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, tay run, mệt mỏi.
  • Khoảng 27% phụ nữ mắc thai trứng có triệu chứng tiền sản giật.
  • Ngoài ra, triệu chứng thai trứng cũng rất đa dạng, dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý phụ khoa khác như thai chết lưu, ư xơ tử cung, thai ngoài tử cung… Vì thế, để chẩn đoán thai trứng chính xác, thai phụ cần phải thực hiện một số xét nghiệm liên quan.

IV. Biến chứng của thai trứng

  • Nếu không được điều trị sớm, thai trứng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy dinh dưỡng, sảy thai, băng huyết, mất máu.
  • Ngoài ra, thai trứng có thể xâm lấn, ăn sâu vào cơ tử cung và gây thủng tử cung. Đặc biệt theo thống kê, có khoảng 10-30%các ca thai trứng có thể gây biến chứng ác tính là ung thư tế bào nuôi. Vì thế, phát hiện sớm dấu hiệu của thai trứng và điều trị kịp thời theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp người bệnh có thể bảo toàn sức khỏe sinh sản.

V. Phương pháp điều trị thai trứng

Thai trứng cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời
Như đã thông tin khi giải thích thai trứng là gì, đây là bệnh lý có thể lệ tái phát. Dù chỉ khoảng 1-2% nhưng vẫn cần phát hiện sớm để có thể điều trị kịp thời nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm. Hiện có 2 phương pháp điều trị thai trứng được áp dụng, đó là:
  • Nạo hút thai trứng: sau khi được chẩn đoán thai trứng, người bệnh cần loại bỏ hoàn toàn khối dịch ra khỏi tử cung bằng phương pháp nạo hút, nong nạo. Phương pháp này cần thực hiện ít nhất 2 lần thì mới có thể loại bỏ hoàn toàn khối dịch.
  • Phẫu thuật cắt tử cung: phương pháp này chỉ được áp dụng với những trường hợp thai trứng ác tính, có dấu hiệu xâm lấn tử cung hoặc phụ nữ không có ý định sinh con. Phương pháp cắt tử cung mang lại hiệu quả cao khi người bệnh hồi phục tốt sau khi điều trị. Chỉ khoảng 20% người bệnh có nguy cơ tiến triển thai trứng ác tính thành bệnh lý nguyên bào nuôi.

VI. Sau thai trứng bao lâu thì có thể mang thai?

Nhìn chung, thai trứng là bệnh lý không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau của phụ nữ, kể cả đã trải quá hóa trị. Bệnh lý này không làm tăng nguy cơ chết thai, sinh non và nhiều biến chứng khác.
Đối với người nạo hút thai trứng, tốt nhất nên trì hoãn việc mang thai ít nhất 2 năm. Vì khoảng thời gian này cần thiết để theo dõi tiên lượng nguy cơ bệnh có chuyển ác tính hay không.
Việc có thai lại sớm có thể làm tăng nguy cơ tái phát thai trứng hoặc những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, chị em có thể dùng các biện pháp tránh thai không can thiệp đến tử cung như bao cao su, canh ngày rụng trứng, xuất tinh ngoài âm đạo. Tuyệt đối không được dùng thuốc tránh thai, dụng cụ tử cung để tạo điều kiện cho việc theo dõi sức khỏe sau nạo hút thai trứng.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ thai trứng là gì để có thể theo dõi sức khỏe của bản thân, đảm bảo thời kỳ thai nghén được an toàn. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé.